Nikola Tesla ra đời trong một đêm mưa bão, sấm sét dữ dội của năm 1856. Nữ hộ sinh cho đó là điềm xấu và gọi ông là “đứa trẻ của bóng tối”, nhưng bà mẹ cứng cỏi đáp lại: “Không, nó sẽ là một đứa trẻ của ánh sáng”.
Nikola Tesla sở hữu những giác quan hết sức thính nhạy, một trí tưởng tượng bay bổng, một kỷ luật làm việc khắt khe. Thời thơ ấu, ông đã thể hiện một thính giác và thị giác hơn người. Ông từng cứu sống những người hàng xóm đang ngủ ngay sau khi nghe tiếng lách tách của đám cháy trong căn nhà của họ vào ban đêm. Ở tuổi 25, nhà khoa học lừng danh bị chẩn đoán mắc chứng “Suy nhược thần kinh” vì người ta không thể đặt tên cho chứng bệnh mạch đập quá nhanh, các mô cơ thể thường xuyên co giật.
Thời gian này, Nikola Tesla giống như một kẻ dị thường khi nghe được cả tiếng tích tắc của đồng hồ dù đã ngồi ngăn cách căn phòng, nghe tiếng còi xe lửa cách đó 32 cây số và phải ngủ bằng đệm cao su dưới gầm giường để tránh các tiếng động nhỏ gây phiền nhiễu cho hệ thần kinh. Thậm chí, trong bóng tối, như loài dơi, ông có thể cảm nhận được sự xuất hiện của một người cách đó 4 mét. Ngay khi đã 40 tuổi, tiến hành nghiên cứu sét ở vùng núi Colorado, ông có thể nghe được các dấu hiệu từ khoảng cách gấp 3 người bình thường.
Trong cuộc đời kéo dài 86 năm, Tesla đã nhận được 800 bằng sáng chế, trong đó nổi bật nhất là dòng điện 2 chiều, cuộn dây Tesla và robot |
Khi đã trở thành một nhà khoa học, Nikola Tesla hiện thực hóa các phát minh của mình mà không cần bản vẽ, bản thiết kế. Dường như mọi thứ đã được sắp xếp một cách ngăn nắp trong trí óc của ông. Nhà phát minh nhớ như in mọi chi tiết của phát minh, thử nghiệm.
Mặt khác, nhà khoa học có một sức làm việc đáng nể. Ông đã làm việc 38 năm không ngừng nghỉ một ngày trong khi trí óc vẫn minh mẫn, sáng láng. Thời gian là sinh viên tại Đại học Bách khoa tại Graz, Nikola Tesla thường làm việc từ 3 giờ sáng tới 11 giờ đêm mà không màng tới ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ khác. Từ một người thuận tay trái, Nikola Tesla thuận cả hai tay. Ông bỏ thuốc lá, cờ bạc, cà phê để đảm bảo sức khỏe. Đến tuổi 63, trọng lượng và hình dáng của nhà khoa học vẫn không khác mấy so với thời trẻ.
Nikola Tesla thuyết trình về truyền dẫn không dây, năm 1891 |
Nikola Tesla không ưa trang sức ngọc trai, ghê tởm việc chạm vào tóc người khác và vô cùng ghét các loại hoa quả như đào, long não. Ông từng sa thải một trợ lý chỉ vì cô mang trang sức ngọc trai. Tất cả đều là nỗi ám ảnh thuộc về biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Nikola Tesla từng thực hiện một chuyến đi xuyên Đại Tây Dương mà không mang theo hành lý. Ông chưa bao giờ lập gia đình. Ông cho rằng “người đàn ông đã lập gia đình không thể tiến tới các phát minh lớn”. Nhà khoa học đại tài cũng cho rằng quan hệ tình dục gây cản trở cho nghiên cứu khoa học. Có một giai thoại rằng một phụ nữ vì ngưỡng mộ nhà khoa học đã cầu xin tình yêu của ông nhưng bị chối từ thẳng thừng. Theo nhà khoa học, một số người không nên có con cái mà nên ưu tiên cho bản thân.
Là một anh hùng của khoa học nhưng sinh thời Nikola Tesla đã không có một vị trí xứng đáng và chết trong cảnh cơ hàn |
Không như những nhân vật nổi tiếng khác, thường có một dinh cơ lộng lẫy, phần lớn cuộc đời Nikola Tesla sống trong các căn phòng khách sạn ở New York. Thập niên cuối cùng của cuộc đời, ông sống ở phòng 3327, tầng thứ 33, khách sạn New Yorker. Đây cũng là căn phòng ông mang những chú chim bị thương và chăm sóc cho tới khi chúng khỏe lại.
Trong cuộc đời kéo dài 86 năm, Tesla đã nhận được 800 bằng sáng chế, trong đó nổi bật nhất là dòng điện 2 chiều, cuộn dây Tesla và robot. Ông được coi là người anh hùng vô danh vĩ đại của khoa học, người đã từ chối nhận giải Nobel Vật lý cùng với Thomas Edison như một phản ứng trước hành động ăn cắp phát minh của người đồng nghiệp. Được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, Nikola Tesla còn là một con người có tính cách kỳ quặc. Là một anh hùng của khoa học nhưng sinh thời Nikola Tesla đã không có một vị trí xứng đáng và chết trong cảnh cơ hàn.
Theo Kachi / Pháp luật xã hội
Nguồn bài viết: Tính cách kỳ quặc của nhà khoa học vĩ đại Nikola Tesla